Diễn biến Tuyến_Panther-Wotan

Các tướng sĩ của Cụm Tập đoàn quân Bắc tỏ ra không tin tưởng lắm vào phòng tuyến Confidence in the effectiveness of the line was poor inside Army Group North. Tư lệnh Georg von Küchler, quyết định không gọi tên đúng của phòng tuyến này vì sợ sẽ gây ra những hy vọng ảo tưởng của binh sĩ vào phòng tuyến[1]. Phòng tuyến chỉ mới hoàn thành một phần khi quân Đức bắt đầu nhận lệnh rút lui từ ngày 15 tháng 9 nắm 1943. Và vào tháng 1 năm, Cụm Tập đoàn quân Nam của von Manstein bắt đầu rút lui.[2] Hồng quân Xô Viết ngay lập tức mở đợt tấn công nhằm đột phá trận tuyến của quân phát xít nhằm làm trì hoãn kế hoạch phòng ngự lâu dài của phát xít Đức, mở Chiến dịch tấn công Hạ Dnepr (26 tháng 9 năm 1943 - 20 tháng 12 năm 1943) trên một chính diện mặt trận 300 cây số. Phòng tuyến này đặc biệt yếu trong đoạn ở phía bắc biển Đen, điều này giúp cho Phương diện quân Nam chọc thủng nó rất dễ dàng và cắt đứt Tập đoàn quân số 17 (Đức) ở bán đảo Krym khỏi lực lượng chính. Tổn thất của Hồng quân là chấp nhận được với 173.201 chết và mất tích (chiếm 11,5%) bà 581.191 bị thương (tổng cộng 754.392)[3], cho tới ngày 1 tháng 12 toàn bộ phòng tuyến này đã bị phá vỡ từ Velikiye Luki ở phía bắc tới Biển Đen ở phía nam, còn đoạn phìa Bắc Velikiye Luki thì không nằm trong kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô do họ cho rằng đoạn này sẽ nhanh chóng bị rút bỏ trước nguy cơ bị bao vây.

Phần duy nhất của phòng tuyến chưa bị phá vỡ sau năm 1943 là phần cực Bắc của nó giữa biển Baltic tại Narva và hồ Peipus. Phần này bị Hồng quân công kích trong trận đầu cầu Narva (1943), trong khi ba nước vùng Baltic và Vịnh Phần Lan vẫn nằm trong tay phát xít Đức tới tận năm 1944. Phần cuối của tuyến Panther-Wotan đã bị Hồng quân phá tan hoặc quân đồn trú ở đấy đầu hàng không điều kiện vào đầu năm 1945.